Còn cuộc đời, ta cứ vui…
« Để gió uốn đi » là một trong những bài hát mang lại nhiều tha thiết và những cảm nhận sáng trong cho tôi trong khóa tu « Hành trang mãi bên con » được tổ chức tại chùa Đình Quán dịp 2/9 vừa qua. Đó không phải là lần đầu tiên tôi nghe bài hát này, nó đã từng vang lên đâu đó trong những hoạt động cộng đồng của tôi, nó đã từng vang lên trong đâu đó trong lúc ủi an những giá lạnh của trái tim mình.
Nhưng lần này, là một lần rất khác, tôi cảm thấy hoan hỷ, tôi cảm thấy tôi cần thiết cho những phút giây của hiện tại. Có lẽ những năng lượng mà sư thầy sư cô và mọi người truyền cho tôi trong khóa tu đã phần nào chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực trong tôi.
Khóa tu đã cho tôi một chuyến đi dài, một chuyến đi để nhìn lại nhiều thứ và quán niệm lại hết thảy suy nghĩ của mình về cách sống, cách nghĩ cách cư xử của bản thân. Các sư thầy sư cô đưa ra những phương pháp thực tập mà ở đó, giúp cho mỗi con người quay trở về với chính bản thân mình ở giây phút hiện tại, yêu thương mình, yêu thương những điều tạo nên cuộc sống của mình, yêu thương những điều xung quanh mình. Đó là cách mà để mỗi người tự biết yêu thân thể mình, tâm tư mình.
Trước kia tôi nghĩ rằng hạnh phúc là những gì người khác (ông bà, bố mẹ, bạn bè, người yêu…) mang tới cho mình. Sau đó tôi nhận ra rằng, cần mang tới niềm vui cho người khác, khi cho đi ta sẽ nhận về điều gì đó cho bản thân. Tôi đã cố gắng trong những nỗ lực cho đi, tôi cảm thấy vui : có, tôi cảm thấy mình có nghĩa : có, tôi cảm thấy mình làm được gì đó cho người khác : có. Nhưng dường như những nỗ lực đó mang lại cho tôi thêm nhiều khổ đau. Nghe có vẻ mâu thuẫn và chính tôi cũng cảm thấy mình đầy mâu thuẫn.
Và chỉ cách đây 1 vài ngày thôi, tôi vừa nhận ra những khổ đau đó xuất phát từ những cái chấp của cái tôi tự phụ, từ cái tôi không biết cách yêu chính mình. Khi tình yêu thương ta dành cho bản thân là chưa đầy đủ thì sao ta có thể mang lại yêu thương cho người khác một cách đủ đầy. Cái tôi thiếu thốn lúc đó chỉ biết tủi thân, cố chấp, ích kỷ và đòi hỏi – nó bỗng trở nên xấu xí trong mắt người khác. « Bạn không thể tiếp tục yêu thương một người mà không biết trân quý chính bản thân mình » Tôi nhận ra đủ để không cảm thấy nuối tiếc và bắt đầu gieo những hạt mầm rồi chăm chút, tưới tắm cho mảnh đất tâm hồn mình.
Các phương pháp các thầy cô đưa ra cho các thiền sinh thực tập tôi thấy khá hiệu quả, dù thời gian chỉ vỏn vẹn 3 ngày đêm. Nó đủ để mỗi người nhận ra phần Phật tính lớn lao trong mỗi chúng ta từ lúc sinh ra, nó đủ để cung cấp cho mọi người cách thức để tưới tắm lên mảnh đất tâm hồn nằm sâu trong tâm thức của mình. Khi phần tâm hồn đó được chăm sóc tốt tươi, nó sẽ nở hoa kết trái, tâm bình an sẽ mang lại một thế giới yên bình, thế giới của cổ tích trong mỗi người và ngoài cuộc đời. Tôi lấy lại niềm tin vào « phép màu » của cổ tích tuổi thơ, tôi tiếp tục tin vào cái khoa học gọi là Phật đạo.
Những năng lượng tôi nhận được từ khóa tu, hiện đang rất dồi dào, nhưng để giữ được nó luôn tồn tại, có lẽ rất cần sự quyết tâm thiền định của bản thân. Ngày nào đó, như sư cô Triệu Nghiêm đã nói, « nhìn thấy cái tâm của mình con sẽ thấy bình yên, sẽ thấy dù chuyện gì có xảy tới thì mình cũng có đủ cân bằng để giải quyết. »
Gửi các sư cô sư thầy, các bạn tham gia khóa tu, các bạn trong gia đình Ái Ngữ, cơ duyên với Phật pháp đã cho chúng ta hạnh ngộ trong khóa tu này, chúng ta không có gì phải nuối tiếc vì đã sống hết mình với những giây phút hiện tại đó. Có thể chúng ta sẽ gặp lại nhau đâu đó trong đời sống, hoặc ít nhất chúng ta đã cùng có được duyên phận là con của Mẹ trái đất thân yêu. Cảm ơn tất cả đã cho nhau một kỷ niệm thật đẹp, thật ý nghĩa.
Nhưng lần này, là một lần rất khác, tôi cảm thấy hoan hỷ, tôi cảm thấy tôi cần thiết cho những phút giây của hiện tại. Có lẽ những năng lượng mà sư thầy sư cô và mọi người truyền cho tôi trong khóa tu đã phần nào chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực trong tôi.
Khóa tu đã cho tôi một chuyến đi dài, một chuyến đi để nhìn lại nhiều thứ và quán niệm lại hết thảy suy nghĩ của mình về cách sống, cách nghĩ cách cư xử của bản thân. Các sư thầy sư cô đưa ra những phương pháp thực tập mà ở đó, giúp cho mỗi con người quay trở về với chính bản thân mình ở giây phút hiện tại, yêu thương mình, yêu thương những điều tạo nên cuộc sống của mình, yêu thương những điều xung quanh mình. Đó là cách mà để mỗi người tự biết yêu thân thể mình, tâm tư mình.
Trước kia tôi nghĩ rằng hạnh phúc là những gì người khác (ông bà, bố mẹ, bạn bè, người yêu…) mang tới cho mình. Sau đó tôi nhận ra rằng, cần mang tới niềm vui cho người khác, khi cho đi ta sẽ nhận về điều gì đó cho bản thân. Tôi đã cố gắng trong những nỗ lực cho đi, tôi cảm thấy vui : có, tôi cảm thấy mình có nghĩa : có, tôi cảm thấy mình làm được gì đó cho người khác : có. Nhưng dường như những nỗ lực đó mang lại cho tôi thêm nhiều khổ đau. Nghe có vẻ mâu thuẫn và chính tôi cũng cảm thấy mình đầy mâu thuẫn.
Và chỉ cách đây 1 vài ngày thôi, tôi vừa nhận ra những khổ đau đó xuất phát từ những cái chấp của cái tôi tự phụ, từ cái tôi không biết cách yêu chính mình. Khi tình yêu thương ta dành cho bản thân là chưa đầy đủ thì sao ta có thể mang lại yêu thương cho người khác một cách đủ đầy. Cái tôi thiếu thốn lúc đó chỉ biết tủi thân, cố chấp, ích kỷ và đòi hỏi – nó bỗng trở nên xấu xí trong mắt người khác. « Bạn không thể tiếp tục yêu thương một người mà không biết trân quý chính bản thân mình » Tôi nhận ra đủ để không cảm thấy nuối tiếc và bắt đầu gieo những hạt mầm rồi chăm chút, tưới tắm cho mảnh đất tâm hồn mình.
Các phương pháp các thầy cô đưa ra cho các thiền sinh thực tập tôi thấy khá hiệu quả, dù thời gian chỉ vỏn vẹn 3 ngày đêm. Nó đủ để mỗi người nhận ra phần Phật tính lớn lao trong mỗi chúng ta từ lúc sinh ra, nó đủ để cung cấp cho mọi người cách thức để tưới tắm lên mảnh đất tâm hồn nằm sâu trong tâm thức của mình. Khi phần tâm hồn đó được chăm sóc tốt tươi, nó sẽ nở hoa kết trái, tâm bình an sẽ mang lại một thế giới yên bình, thế giới của cổ tích trong mỗi người và ngoài cuộc đời. Tôi lấy lại niềm tin vào « phép màu » của cổ tích tuổi thơ, tôi tiếp tục tin vào cái khoa học gọi là Phật đạo.
Những năng lượng tôi nhận được từ khóa tu, hiện đang rất dồi dào, nhưng để giữ được nó luôn tồn tại, có lẽ rất cần sự quyết tâm thiền định của bản thân. Ngày nào đó, như sư cô Triệu Nghiêm đã nói, « nhìn thấy cái tâm của mình con sẽ thấy bình yên, sẽ thấy dù chuyện gì có xảy tới thì mình cũng có đủ cân bằng để giải quyết. »
Một vài thành viên gia đình Ái Ngữ |
Không có nhận xét nào