Để giới trẻ tìm về với phật giáo
1. Từ tình hình thực tế
Theo thống kê, dân số Việt Nam hiện nay hơn 83 triệu dân. Mặc dù chưa có sự khảo sát chính xác nhưng theo đánh giá chung, con số Phật tử Việt Nam hiện nay được xem là quá ít so với chiều dài lịch
sử phát triển hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam. Trong số những Phật tử Việt Nam, thật ra có bao nhiêu Phật tử là thanh thiếu niên? Từ thực tế khảo sát tình hình tu học, thính pháp, sinh hoạt tại các tự viện ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể thấy đại đa số Phật tử nằm ở độ tuổi trung lão niên, còn thanh thiếu niên Phật tử hiện nay tuy số lượng có tăng trong những năm gần đây; thế nhưng, so với tín đồ trẻ của các tôn giáo bạn thì con số đó chưa tương xứng với quá trình phát triển của một tôn giáo đã có mặt hơn 2.000 năm trên đất nước Việt Nam. Thực trạng đó là một nỗi ưu tư sâu đậm cho những ai quan tâm đến lứa tuổi thanh thiếu niên, và đây cũng là một niềm trăn trở của những người làm công tác hoằng pháp. Phải chăng vì Phật giáo quá cứng nhắc hay quá “già” đến nỗi giới trẻ không thể đến gần?
Thực chất, đạo Phật là đạo trí tuệ, giáo lý Phật giáo rất uyển chuyển linh động, có khả năng làm cho con người có sự năng động sáng tạo. Và tính năng động sáng tạo cũng là bản chất của giới trẻ. Vì vậy, cần phải khẳng định rằng Phật giáo rất “trẻ”, rất phù hợp và rất cần cho giới trẻ. Nhưng làm thế nào để giới trẻ tìm về với Phật giáo?
2. Đi tìm những nguyên nhân
Trước hết, chúng ta thấy rằng tuy Phật giáo xem trọng đức tin, nhưng đức tin chỉ là một trong vô vàn cửa ngõ để vào đạo, và vấn đề đặt ra là tin như thế nào? Trong đạo Phật, nếu chỉ có đức tin thôi không đủ để làm cho con người giải thoát khỏi khổ đau mà việc thực hành giáo pháp để đưa tới giác ngộ giải thoát mới là điều thiết yếu của người theo Phật giáo. Giáo pháp của Đức Phật khuyên chúng ta “hãy đến để thấy”. Đức Phật khuyên chúng ta hãy thực hành giáo pháp của Ngài để thực nghiệm trạng thái an lạc giải thoát chứ không phải đứng nhìn giáo pháp từ xa với một niềm tin vô bổ. Đặc tính này rất phù hợp với tính hiếu kỳ, tính tự lập và tính thực tế của giới trẻ. Giới trẻ là những con người đang ở độ tuổi sung mãn, luôn muốn chứng minh mình có đủ khả năng để nghiên cứu tìm tòi, có đủ khả năng để tự tạo dựng cuộc sống của bản thân trong tương lai, và cũng có đủ khả năng để thay đổi vận mệnh đất nước. Tuổi trẻ không muốn đi theo một lối mòn, không muốn bị đúc khuôn mà luôn khám phá bản thân và thế giới xung quanh, muốn kiến tạo một cuộc sống mới. Vì vậy, giới trẻ chỉ tin vào những gì mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện tại mà không tin những gì mơ hồ huyền ảo. Đây cũng chính là tính chất thiết thực của Phật giáo.
Chính vì tính chất này mà đôi khi giới trẻ mải mê chạy theo cuộc sống vật chất mà quên đi yếu tố truyền thống đạo đức tâm linh. Đạo đức là nền tảng để xây dựng một con người. Một khi nền tảng bị lung lay thì làm sao có thể kiến tạo được con người rường cột cho xã hội? Và một khi bị khủng hoảng, giới trẻ sẽ không còn chỗ nương tựa vững chắc, đó chính là lý do hình thành tệ nạn trong xã hội, tiêu cực trong cuộc sống. Điều kiện sống của xã hội trong thời đại hưởng thụ vật chất như hiện nay thường kích thích các tâm lý xấu hơn là tâm lý tốt cho giới trẻ. Do vậy yêu cầu của Phật giáo là cần phải giáo dục giới trẻ có một trình độ hiểu biết, tư duy phân biệt rõ tốt xấu, hư thực và có khả năng kiểm soát các hành vi của chính mình bằng những bài pháp sinh động cụ thể và phù hợp với từng lứa tuổi.
3. Những kiến nghị
Để giới trẻ đến chùa, tìm tới Phật giáo thì Phật giáo phải giữ một vai trò thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ. Muốn vậy, Phật giáo phải đáp ứng được các nhu cầu của giới trẻ. Mà muốn đáp ứng được các yêu cầu của giới trẻ thì phải hiểu rõ tâm tư tình cảm và nhu cầu của giới trẻ. Nhu cầu giới trẻ thay đổi tuỳ theo từng độ tuổi. Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã nghiên cứu và kết luận rằng: “Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có một hoặc hai hoạt động chủ đạo giữ vai trò quyết định sự biến đổi tâm lý ở giai đoạn lứa tuổi đó”. Chẳng hạn: vui chơi là hoạt động của trẻ em ở tuổi mầm non; học tập là hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh; lao động, tìm tòi khám phá là hoạt động của thanh niên v.v... Khi nắm rõ tâm sinh lý và nhu cầu của giới trẻ rồi, bước tiếp theo chúng ta cần phải đưa ra nhiều loại hình sinh hoạt Phật giáo phong phú và đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi để từ từ hướng giới trẻ đến với Phật giáo.
3.1 Về mặt giáo lý: đối với trẻ dưới 6 tuổi, không nên dạy giáo lý sớm cho chúng mà chỉ nên dạy các bé về lịch sử Đức Phật Thích Ca, các vị Thánh đệ tử Phật hay những câu chuyện tiền thân Đức Phật bằng tranh minh họa để các bé có ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và hạnh nguyện của các Ngài. Đối với thanh thiếu niên, cần dạy cho chúng các giáo lý căn bản của Phật giáo như Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, Tứ đế, Duyên khởi, Bát chánh đạo v.v... để giới trẻ có cái nhìn về con người và thế giới theo quan điểm Phật giáo và thấy được những giá trị đạo đức thiết yếu trong mối quan hệ cuộc sống cá nhân với cộng đồng. Ngoài ra, kinh Thiện Sanh (bài kinh dạy về cách ứng xử trong quan hệ gia đình) cũng là bài pháp mà thanh niên cần được truyền trao để làm tư lương trong cuộc sống gia đình và xã hội.
3.2 Về vấn đề nghi thức, tụng kinh bái sám: để giới trẻ tham dự vào các khóa lễ Phật giáo, chúng ta không thể giữ nguyên nghi thức truyền thống chỉ ngồi tụng kinh gõ mõ đơn điệu. Các nghi thức, khóa lễ cần phải được đa dạng hóa, cần phải xen kẽ những bài nhạc lễ kết hợp với việc ngồi tịnh tâm hay đi kinh hành để tạo sự linh hoạt, tạo không khí trẻ trung nhưng không mất phần trang nghiêm trong nghi lễ.
3.3 Đa dạng hóa các chương trình tu học, sinh hoạt: Ngoài việc xây dựng các đạo tràng tụng kinh, niệm Phật hay các khóa tu như: Phật thất, Phật nhật, đạo tràng tu Bát quan trai, đạo tràng Đại Bi, đạo tràng Dược Sư, các khoá thiền v.v… để hướng dẫn Phật tử trẻ tu tập, thanh lọc tâm thức thì các mô hình sinh hoạt văn hóa Phật giáo cũng rất cần thiết như: các đội văn nghệ, các lớp nữ công gia chánh (cắm hoa, nấu ăn chay, thêu may), các lớp hội hoạ, thư pháp, chơi nhạc cụ v.v.. để giáo dục giới trẻ về thẩm mỹ văn hoá Phật giáo. Đây là những loại hình sinh hoạt rất quan trọng trong việc thu hút và đưa giới trẻ tới chùa.
Do giới trẻ sống trong môi trường xã hội hiện đại, bị bao phủ bởi sự chi phối của vi tính, điện tử hiện nay nên cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống này trong cách vui chơi, giải trí. Hiện nay, các bé trai có xu hướng thích chơi game online, thích xem phim hoạt hình bạo lực đấm đá, còn các bé gái thì thích lang thang trên mạng để tán gẫu hoặc tìm tòi khám phá những điều chưa biết. Dựa vào nhu cầu và thị hiếu này, Phật giáo chúng ta nên đầu tư sản xuất những bộ phim hoạt hình Phật giáo, truyện tranh hay những trò chơi game Phật giáo hoặc các video clip nhạc Phật giáo để giới trẻ vừa được giải trí vừa hấp thụ những giá trị tư tưởng văn hóa Phật giáo.
Nhu cầu chung của thanh thiếu niên là học nhưng phải được chơi. Do đó, để giới trẻ đến chùa “tu mà vẫn được chơi, chơi mà vẫn có tu” thì cần phải có những buổi tu học dã ngoại, cắm trại kết hợp với thi kiến thức Phật pháp v.v… Mô hình tu mở rộng này rất dễ thu hút giới trẻ và thường là để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng giới trẻ.
Ngoài ra, việc thành lập những quỹ từ thiện giáo dục như: quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ, v.v... để giúp đỡ các em sinh viên, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn có nguy cơ bị thôi học được tiếp tục đến trường, hay khuyến khích các em học sinh nghèo hiếu học phát huy hơn nữa khả năng học tập nghiên cứu của các em hoặc phát thưởng cho các em học sinh khá giỏi để động viên các em hiếu học hơn nữa v.v... cũng là một cách thiết lập sợi dây gắn kết thanh thiếu niên với Phật giáo.
4. Các tiêu chuẩn để thực hiện
4.1 Vai trò của gia đình – nhà trường – xã hội:
Để giới trẻ có khái niệm về Phật pháp và có ý thức về việc đến chùa tu học, các bậc phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi gia đình là cái nôi văn hóa của con người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên. Ở giai đoạn sơ sinh, tức từ khi mới sinh ra cho tới khi 6 tuổi, trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn nếp sống và cách cư xử của những người thân trong gia đình, cho dù trẻ có đi mẫu giáo hay ở nhà, dù nhà giàu hay nhà nghèo, nông thôn hay thành thị v.v… Ở giai đoạn này, người mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Người mẹ không chỉ cho con bú mớm, ẵm bồng mà còn hun đúc, huân tập những đức tính thiện lành căn bản cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Tới tuổi học sinh, trẻ chịu ảnh hưởng bởi nền giáo dục học đường, nhưng nhà trường chỉ là môi trường để giới trẻ lĩnh hội tri thức, còn tình cảm của người thân, nếp sống truyền thống, chuẩn mực đạo đức của gia đình vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ. Ở giai đoạn này, bên cạnh tình thương yêu ân cần của người mẹ thì sự gần gũi hướng dẫn dạy dỗ của người cha sẽ làm cho nhân cách của trẻ càng thêm tốt đẹp.
Sau khi rời ghế nhà trường, trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành ở tuổi thanh niên. Ở giai đoạn này, thanh niên đã tích tập được nhiều kiến thức từ học đường, đã có cách nhìn nhận riêng mang tính cá nhân về cuộc đời và xã hội, nhưng đồng thời cũng bắt đầu tiếp nhận một nền giáo dục mới, đó là giáo dục xã hội. Nền giáo dục này cung cấp các kiến thức chuyên môn để sống và phục vụ xã hội. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, giải trí, thanh niên đã hình thành và phát triển nhân cách của mình theo quy luật lĩnh hội các di sản văn hóa, vật chất và tinh thần do các thế hệ trước để lại và qua sự giao tiếp trong xã hội.
Vì vậy, truyền thống đạo đức gia đình, ý thức hệ của xã hội ảnh hưởng rất lớn trong việc trưởng thành về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của giới trẻ. Nếu được sống trong cộng đồng Phật giáo, nếu cha mẹ là những người Phật tử thuần thành, sống theo nếp sống gia đình Phật tử thì giới trẻ cũng sẽ hấp thụ và sống theo truyền thống này. Nếu gia đình không hình thành nếp sống truyền thống đạo đức thờ cha kính mẹ, kính trên nhường dưới, trên thuận dưới hòa, không hướng dẫn, khuyến khích con em đến chùa, làm quen với môi trường văn hoá Phật giáo thì chắc chắn giới trẻ sẽ không có khái niệm về đức dục, không có khái niệm gì về chùa chiền hay tụng kinh lễ Phật, không biết gì về tư tưởng văn hóa Phật giáo. Và như vậy là một thiếu sót lớn trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
4.2 Vai trò của người xuất gia:
Một khi giới trẻ có ý niệm hướng về Phật pháp rồi, muốn tham gia các hoạt động của Phật giáo, và muốn sống trong môi trường Phật giáo, thì Tăng Ni là những người đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn giới trẻ tu học. Mặc dù giới trẻ có tính hiếu động, cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng để hướng dẫn và cảm phục được giới trẻ hiện nay, đòi hỏi Tăng Ni phải là người có tâm huyết, đồng thời phải trang bị đầy đủ kiến thức Phật học lẫn thế học, nhất là kiến thức về tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời biết sử dụng thành thạo một vài ngoại ngữ và các phương tiện truyền thông giải trí hiện đại như vi tính, kết nối mạng .v.v… Giới trẻ sẽ dễ dàng bị cuốn hút, ảnh hưởng và sẽ tiếp nhận thân giáo của những vị thầy trẻ trung năng động, sẵn sàng lăn xả vào đời những lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng không mất vẻ uy nghiêm đức độ, luôn giúp giới trẻ khám phá những điều kỳ diệu chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống đạo đức tâm linh, những sư cô từ độ an hòa luôn vỗ về, sẻ chia những điều mà giới trẻ không thể thổ lộ cùng người thân trong gia đình. Hình ảnh đẹp này sẽ là chiếc cầu đưa giới trẻ đến chùa và sẽ là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy cho giới trẻ.
Đặc biệt, để cảm hóa những trẻ em lang thang, cơ nhỡ cứng đầu, ngỗ nghịch hay những trẻ em thuộc thành phần tệ nạn xã hội, nghiện ngập, buông thả, phóng đãng v.v… thì Tăng Ni phải là những người có tấm lòng vị tha rộng mở, biết thông cảm và tha thứ cho những sai lầm của trẻ. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu không phân biệt và bắt đầu có niềm tin thì bước kế tiếp chúng ta phải phân tích cho trẻ thấy những sai lầm mà chúng mắc phải và những tác hại do chúng gây ra, dạy cho chúng khả năng nhận thức, phân biệt rõ phải trái, thiện ác, tốt xấu… Sau khi trẻ đã có được những nhận thức đó rồi, điều quan trọng là chúng ta phải dạy cho chúng biết hướng thiện, sống đạo đức, biết khép mình vào khuôn phép, kỷ luật tự giác, sống có mục đích, có lý tưởng hướng thượng để bản thân sống an lạc hạnh phúc, gia đình xã hội được lợi ích, an hòa.
5. Kết luận
Trên đây là một vài suy nghĩ mang tính thao thức với mong mỏi duy nhất là đưa giới trẻ đến chùa. Hy vọng qua buổi tọa đàm này, ngành hoằng pháp Phật sẽ giáo đúc kết được nhiều ý tưởng hay, để ngày càng có nhiều thanh thiếu niên tìm về với Phật giáo và xem Phật giáo không chỉ là chỗ dựa tinh thần vững chắc mà còn là một môi trường sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí bổ ích, lành mạnh. Hy vọng ngày càng có nhiều thanh thiếu niên thực hành theo nếp sống, tư tưởng Phật giáo ngỏ hầu đem lại lợi ích cho bản thân, cho tha nhân và góp phần xây dựng một thế giới an lành, hạnh phúc…
TN Huệ Đức
Theo thống kê, dân số Việt Nam hiện nay hơn 83 triệu dân. Mặc dù chưa có sự khảo sát chính xác nhưng theo đánh giá chung, con số Phật tử Việt Nam hiện nay được xem là quá ít so với chiều dài lịch
sử phát triển hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam. Trong số những Phật tử Việt Nam, thật ra có bao nhiêu Phật tử là thanh thiếu niên? Từ thực tế khảo sát tình hình tu học, thính pháp, sinh hoạt tại các tự viện ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể thấy đại đa số Phật tử nằm ở độ tuổi trung lão niên, còn thanh thiếu niên Phật tử hiện nay tuy số lượng có tăng trong những năm gần đây; thế nhưng, so với tín đồ trẻ của các tôn giáo bạn thì con số đó chưa tương xứng với quá trình phát triển của một tôn giáo đã có mặt hơn 2.000 năm trên đất nước Việt Nam. Thực trạng đó là một nỗi ưu tư sâu đậm cho những ai quan tâm đến lứa tuổi thanh thiếu niên, và đây cũng là một niềm trăn trở của những người làm công tác hoằng pháp. Phải chăng vì Phật giáo quá cứng nhắc hay quá “già” đến nỗi giới trẻ không thể đến gần?
Thực chất, đạo Phật là đạo trí tuệ, giáo lý Phật giáo rất uyển chuyển linh động, có khả năng làm cho con người có sự năng động sáng tạo. Và tính năng động sáng tạo cũng là bản chất của giới trẻ. Vì vậy, cần phải khẳng định rằng Phật giáo rất “trẻ”, rất phù hợp và rất cần cho giới trẻ. Nhưng làm thế nào để giới trẻ tìm về với Phật giáo?
2. Đi tìm những nguyên nhân
Trước hết, chúng ta thấy rằng tuy Phật giáo xem trọng đức tin, nhưng đức tin chỉ là một trong vô vàn cửa ngõ để vào đạo, và vấn đề đặt ra là tin như thế nào? Trong đạo Phật, nếu chỉ có đức tin thôi không đủ để làm cho con người giải thoát khỏi khổ đau mà việc thực hành giáo pháp để đưa tới giác ngộ giải thoát mới là điều thiết yếu của người theo Phật giáo. Giáo pháp của Đức Phật khuyên chúng ta “hãy đến để thấy”. Đức Phật khuyên chúng ta hãy thực hành giáo pháp của Ngài để thực nghiệm trạng thái an lạc giải thoát chứ không phải đứng nhìn giáo pháp từ xa với một niềm tin vô bổ. Đặc tính này rất phù hợp với tính hiếu kỳ, tính tự lập và tính thực tế của giới trẻ. Giới trẻ là những con người đang ở độ tuổi sung mãn, luôn muốn chứng minh mình có đủ khả năng để nghiên cứu tìm tòi, có đủ khả năng để tự tạo dựng cuộc sống của bản thân trong tương lai, và cũng có đủ khả năng để thay đổi vận mệnh đất nước. Tuổi trẻ không muốn đi theo một lối mòn, không muốn bị đúc khuôn mà luôn khám phá bản thân và thế giới xung quanh, muốn kiến tạo một cuộc sống mới. Vì vậy, giới trẻ chỉ tin vào những gì mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện tại mà không tin những gì mơ hồ huyền ảo. Đây cũng chính là tính chất thiết thực của Phật giáo.
Chính vì tính chất này mà đôi khi giới trẻ mải mê chạy theo cuộc sống vật chất mà quên đi yếu tố truyền thống đạo đức tâm linh. Đạo đức là nền tảng để xây dựng một con người. Một khi nền tảng bị lung lay thì làm sao có thể kiến tạo được con người rường cột cho xã hội? Và một khi bị khủng hoảng, giới trẻ sẽ không còn chỗ nương tựa vững chắc, đó chính là lý do hình thành tệ nạn trong xã hội, tiêu cực trong cuộc sống. Điều kiện sống của xã hội trong thời đại hưởng thụ vật chất như hiện nay thường kích thích các tâm lý xấu hơn là tâm lý tốt cho giới trẻ. Do vậy yêu cầu của Phật giáo là cần phải giáo dục giới trẻ có một trình độ hiểu biết, tư duy phân biệt rõ tốt xấu, hư thực và có khả năng kiểm soát các hành vi của chính mình bằng những bài pháp sinh động cụ thể và phù hợp với từng lứa tuổi.
3. Những kiến nghị
Để giới trẻ đến chùa, tìm tới Phật giáo thì Phật giáo phải giữ một vai trò thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ. Muốn vậy, Phật giáo phải đáp ứng được các nhu cầu của giới trẻ. Mà muốn đáp ứng được các yêu cầu của giới trẻ thì phải hiểu rõ tâm tư tình cảm và nhu cầu của giới trẻ. Nhu cầu giới trẻ thay đổi tuỳ theo từng độ tuổi. Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã nghiên cứu và kết luận rằng: “Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có một hoặc hai hoạt động chủ đạo giữ vai trò quyết định sự biến đổi tâm lý ở giai đoạn lứa tuổi đó”. Chẳng hạn: vui chơi là hoạt động của trẻ em ở tuổi mầm non; học tập là hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh; lao động, tìm tòi khám phá là hoạt động của thanh niên v.v... Khi nắm rõ tâm sinh lý và nhu cầu của giới trẻ rồi, bước tiếp theo chúng ta cần phải đưa ra nhiều loại hình sinh hoạt Phật giáo phong phú và đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi để từ từ hướng giới trẻ đến với Phật giáo.
3.1 Về mặt giáo lý: đối với trẻ dưới 6 tuổi, không nên dạy giáo lý sớm cho chúng mà chỉ nên dạy các bé về lịch sử Đức Phật Thích Ca, các vị Thánh đệ tử Phật hay những câu chuyện tiền thân Đức Phật bằng tranh minh họa để các bé có ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và hạnh nguyện của các Ngài. Đối với thanh thiếu niên, cần dạy cho chúng các giáo lý căn bản của Phật giáo như Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, Tứ đế, Duyên khởi, Bát chánh đạo v.v... để giới trẻ có cái nhìn về con người và thế giới theo quan điểm Phật giáo và thấy được những giá trị đạo đức thiết yếu trong mối quan hệ cuộc sống cá nhân với cộng đồng. Ngoài ra, kinh Thiện Sanh (bài kinh dạy về cách ứng xử trong quan hệ gia đình) cũng là bài pháp mà thanh niên cần được truyền trao để làm tư lương trong cuộc sống gia đình và xã hội.
3.2 Về vấn đề nghi thức, tụng kinh bái sám: để giới trẻ tham dự vào các khóa lễ Phật giáo, chúng ta không thể giữ nguyên nghi thức truyền thống chỉ ngồi tụng kinh gõ mõ đơn điệu. Các nghi thức, khóa lễ cần phải được đa dạng hóa, cần phải xen kẽ những bài nhạc lễ kết hợp với việc ngồi tịnh tâm hay đi kinh hành để tạo sự linh hoạt, tạo không khí trẻ trung nhưng không mất phần trang nghiêm trong nghi lễ.
3.3 Đa dạng hóa các chương trình tu học, sinh hoạt: Ngoài việc xây dựng các đạo tràng tụng kinh, niệm Phật hay các khóa tu như: Phật thất, Phật nhật, đạo tràng tu Bát quan trai, đạo tràng Đại Bi, đạo tràng Dược Sư, các khoá thiền v.v… để hướng dẫn Phật tử trẻ tu tập, thanh lọc tâm thức thì các mô hình sinh hoạt văn hóa Phật giáo cũng rất cần thiết như: các đội văn nghệ, các lớp nữ công gia chánh (cắm hoa, nấu ăn chay, thêu may), các lớp hội hoạ, thư pháp, chơi nhạc cụ v.v.. để giáo dục giới trẻ về thẩm mỹ văn hoá Phật giáo. Đây là những loại hình sinh hoạt rất quan trọng trong việc thu hút và đưa giới trẻ tới chùa.
Do giới trẻ sống trong môi trường xã hội hiện đại, bị bao phủ bởi sự chi phối của vi tính, điện tử hiện nay nên cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống này trong cách vui chơi, giải trí. Hiện nay, các bé trai có xu hướng thích chơi game online, thích xem phim hoạt hình bạo lực đấm đá, còn các bé gái thì thích lang thang trên mạng để tán gẫu hoặc tìm tòi khám phá những điều chưa biết. Dựa vào nhu cầu và thị hiếu này, Phật giáo chúng ta nên đầu tư sản xuất những bộ phim hoạt hình Phật giáo, truyện tranh hay những trò chơi game Phật giáo hoặc các video clip nhạc Phật giáo để giới trẻ vừa được giải trí vừa hấp thụ những giá trị tư tưởng văn hóa Phật giáo.
Nhu cầu chung của thanh thiếu niên là học nhưng phải được chơi. Do đó, để giới trẻ đến chùa “tu mà vẫn được chơi, chơi mà vẫn có tu” thì cần phải có những buổi tu học dã ngoại, cắm trại kết hợp với thi kiến thức Phật pháp v.v… Mô hình tu mở rộng này rất dễ thu hút giới trẻ và thường là để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng giới trẻ.
Ngoài ra, việc thành lập những quỹ từ thiện giáo dục như: quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ, v.v... để giúp đỡ các em sinh viên, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn có nguy cơ bị thôi học được tiếp tục đến trường, hay khuyến khích các em học sinh nghèo hiếu học phát huy hơn nữa khả năng học tập nghiên cứu của các em hoặc phát thưởng cho các em học sinh khá giỏi để động viên các em hiếu học hơn nữa v.v... cũng là một cách thiết lập sợi dây gắn kết thanh thiếu niên với Phật giáo.
4. Các tiêu chuẩn để thực hiện
4.1 Vai trò của gia đình – nhà trường – xã hội:
Để giới trẻ có khái niệm về Phật pháp và có ý thức về việc đến chùa tu học, các bậc phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi gia đình là cái nôi văn hóa của con người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên. Ở giai đoạn sơ sinh, tức từ khi mới sinh ra cho tới khi 6 tuổi, trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn nếp sống và cách cư xử của những người thân trong gia đình, cho dù trẻ có đi mẫu giáo hay ở nhà, dù nhà giàu hay nhà nghèo, nông thôn hay thành thị v.v… Ở giai đoạn này, người mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Người mẹ không chỉ cho con bú mớm, ẵm bồng mà còn hun đúc, huân tập những đức tính thiện lành căn bản cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Tới tuổi học sinh, trẻ chịu ảnh hưởng bởi nền giáo dục học đường, nhưng nhà trường chỉ là môi trường để giới trẻ lĩnh hội tri thức, còn tình cảm của người thân, nếp sống truyền thống, chuẩn mực đạo đức của gia đình vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ. Ở giai đoạn này, bên cạnh tình thương yêu ân cần của người mẹ thì sự gần gũi hướng dẫn dạy dỗ của người cha sẽ làm cho nhân cách của trẻ càng thêm tốt đẹp.
Sau khi rời ghế nhà trường, trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành ở tuổi thanh niên. Ở giai đoạn này, thanh niên đã tích tập được nhiều kiến thức từ học đường, đã có cách nhìn nhận riêng mang tính cá nhân về cuộc đời và xã hội, nhưng đồng thời cũng bắt đầu tiếp nhận một nền giáo dục mới, đó là giáo dục xã hội. Nền giáo dục này cung cấp các kiến thức chuyên môn để sống và phục vụ xã hội. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, giải trí, thanh niên đã hình thành và phát triển nhân cách của mình theo quy luật lĩnh hội các di sản văn hóa, vật chất và tinh thần do các thế hệ trước để lại và qua sự giao tiếp trong xã hội.
Vì vậy, truyền thống đạo đức gia đình, ý thức hệ của xã hội ảnh hưởng rất lớn trong việc trưởng thành về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của giới trẻ. Nếu được sống trong cộng đồng Phật giáo, nếu cha mẹ là những người Phật tử thuần thành, sống theo nếp sống gia đình Phật tử thì giới trẻ cũng sẽ hấp thụ và sống theo truyền thống này. Nếu gia đình không hình thành nếp sống truyền thống đạo đức thờ cha kính mẹ, kính trên nhường dưới, trên thuận dưới hòa, không hướng dẫn, khuyến khích con em đến chùa, làm quen với môi trường văn hoá Phật giáo thì chắc chắn giới trẻ sẽ không có khái niệm về đức dục, không có khái niệm gì về chùa chiền hay tụng kinh lễ Phật, không biết gì về tư tưởng văn hóa Phật giáo. Và như vậy là một thiếu sót lớn trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
4.2 Vai trò của người xuất gia:
Một khi giới trẻ có ý niệm hướng về Phật pháp rồi, muốn tham gia các hoạt động của Phật giáo, và muốn sống trong môi trường Phật giáo, thì Tăng Ni là những người đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn giới trẻ tu học. Mặc dù giới trẻ có tính hiếu động, cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng để hướng dẫn và cảm phục được giới trẻ hiện nay, đòi hỏi Tăng Ni phải là người có tâm huyết, đồng thời phải trang bị đầy đủ kiến thức Phật học lẫn thế học, nhất là kiến thức về tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời biết sử dụng thành thạo một vài ngoại ngữ và các phương tiện truyền thông giải trí hiện đại như vi tính, kết nối mạng .v.v… Giới trẻ sẽ dễ dàng bị cuốn hút, ảnh hưởng và sẽ tiếp nhận thân giáo của những vị thầy trẻ trung năng động, sẵn sàng lăn xả vào đời những lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng không mất vẻ uy nghiêm đức độ, luôn giúp giới trẻ khám phá những điều kỳ diệu chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống đạo đức tâm linh, những sư cô từ độ an hòa luôn vỗ về, sẻ chia những điều mà giới trẻ không thể thổ lộ cùng người thân trong gia đình. Hình ảnh đẹp này sẽ là chiếc cầu đưa giới trẻ đến chùa và sẽ là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy cho giới trẻ.
Đặc biệt, để cảm hóa những trẻ em lang thang, cơ nhỡ cứng đầu, ngỗ nghịch hay những trẻ em thuộc thành phần tệ nạn xã hội, nghiện ngập, buông thả, phóng đãng v.v… thì Tăng Ni phải là những người có tấm lòng vị tha rộng mở, biết thông cảm và tha thứ cho những sai lầm của trẻ. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu không phân biệt và bắt đầu có niềm tin thì bước kế tiếp chúng ta phải phân tích cho trẻ thấy những sai lầm mà chúng mắc phải và những tác hại do chúng gây ra, dạy cho chúng khả năng nhận thức, phân biệt rõ phải trái, thiện ác, tốt xấu… Sau khi trẻ đã có được những nhận thức đó rồi, điều quan trọng là chúng ta phải dạy cho chúng biết hướng thiện, sống đạo đức, biết khép mình vào khuôn phép, kỷ luật tự giác, sống có mục đích, có lý tưởng hướng thượng để bản thân sống an lạc hạnh phúc, gia đình xã hội được lợi ích, an hòa.
5. Kết luận
Trên đây là một vài suy nghĩ mang tính thao thức với mong mỏi duy nhất là đưa giới trẻ đến chùa. Hy vọng qua buổi tọa đàm này, ngành hoằng pháp Phật sẽ giáo đúc kết được nhiều ý tưởng hay, để ngày càng có nhiều thanh thiếu niên tìm về với Phật giáo và xem Phật giáo không chỉ là chỗ dựa tinh thần vững chắc mà còn là một môi trường sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí bổ ích, lành mạnh. Hy vọng ngày càng có nhiều thanh thiếu niên thực hành theo nếp sống, tư tưởng Phật giáo ngỏ hầu đem lại lợi ích cho bản thân, cho tha nhân và góp phần xây dựng một thế giới an lành, hạnh phúc…
TN Huệ Đức
Chung con xin cam on Su Co voi bai viet rat hay, thuc tien va day nhiet huyet. Chung con xin nguyen cau muoi phuong Chu Phat, Chu vi Ho Phap va Thanh Hien gia ho cho Su Co van su cat tuong
Trả lờiXóa