Lời đáp từ trái tim
Những giải đáp thiết thực cho những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống
Khi bắt đầu tiếp xúc với sự thực tập chánh niệm, vô vàn câu hỏi có thể khởi lên trong tâm ý bạn. Nhưng trước khi tìm kiếm ai đó để trả lời cho mình, bạn hãy tự ngồi xuống suy nghĩ, nhìn sâu về nó.
Bất chợt, bạn khám phá ra rằng, thông qua việc nhìn và tiếp xúc một cách sâu sắc với những thắc mắc, bạn có thể giải đáp phần lớn những câu hỏi của chính mình.
Chúng ta luôn có thói quen hướng ngoại, luôn cho rằng chúng ta có thể đạt được từ bi và trí tuệ từ người khác hay từ Bụt hoặc từ những lời dạy của Người cũng như từ Tăng thân. Nhưng bạn đâu biết là Bụt, Pháp, Tăng có sẵn trong tự tâm mình
Có một thiền sư Trung Hoa rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ IX, Thiền sư Lâm Tế. Ngài được biết đến với những “thiền chiến” giữa thầy và trò. Một thiền sinh sẽ đứng lên đưa ra câu hỏi về “ông chủ” để trình kiến giải. Thiền sư Lâm Tế đã sử dụng lối biểu đạt “rời khỏi chiến trường”; Thỉnh thoảng, học trò thành công; lắm khi cũng thất bại. Khi người ta hỏi tôi những câu hỏi họ không cần "rời khỏi chiến trường". Trong cuộc chiến luôn có người thắng và kẻ thua.Thay vào đó, tôi cố gắng quán chiếu mỗi câu hỏi và người hỏi bằng tình thương như thể tôi đã tự hỏi cho mình vậy.
Điều này không có nghĩa những câu trả lời sẽ là những gì chúng ta muốn nghe. Cũng giống như chúng ta có khuynh hướng trốn chạy một mũi tiêm hay một liều thuốc, cho dù nó tốt cho mình; chúng ta có khuynh hướng tránh né những câu trả lời đụng chạm vào nỗi đau của cuộc đời mình.
Đôi khi, những câu trả lời của thiền sư giống như những đánh đố, nhằm cắt ngang dòng suy nghĩ của thiền sinh. Tư duy không phải là giác ngộ tỉnh thức; giác ngộ nhanh hơn cả ánh chớp. Còn lập luận là còn thất bại.
Tôi hy vọng trong những vấn đáp này, chúng ta có thể tìm thấy loại đặc trị mà chúng ta thực sự cần. Những lời dạy của Bụt được gọi là “viên âm”. Điều này có nghĩa là những lời dạy mang tính tròn đầy, khế hợp được với tất cả căn cơ. Viên âm cũng có nghĩa là một lời dạy mang đặc tính khế hợp với người nghe. Nó có thể liên quan thực sự với hoàn cảnh của chính mình. Vấn đáp là cơ hội để trau dồi khả năng lắng nghe bằng sự cởi mở, sự bao dung và sự tĩnh lặng. Chỉ khi lắng nghe được bằng cách này, chúng ta chắc chắn sẽ nhận được liều thuốc mà chúng ta cần.
(dịch từ Answers from the Heart: Practical Responses to Life's Burning Questions -Thich Nhat Hanh)
Khi bắt đầu tiếp xúc với sự thực tập chánh niệm, vô vàn câu hỏi có thể khởi lên trong tâm ý bạn. Nhưng trước khi tìm kiếm ai đó để trả lời cho mình, bạn hãy tự ngồi xuống suy nghĩ, nhìn sâu về nó.
Bất chợt, bạn khám phá ra rằng, thông qua việc nhìn và tiếp xúc một cách sâu sắc với những thắc mắc, bạn có thể giải đáp phần lớn những câu hỏi của chính mình.
Chúng ta luôn có thói quen hướng ngoại, luôn cho rằng chúng ta có thể đạt được từ bi và trí tuệ từ người khác hay từ Bụt hoặc từ những lời dạy của Người cũng như từ Tăng thân. Nhưng bạn đâu biết là Bụt, Pháp, Tăng có sẵn trong tự tâm mình
"Chất chứa thêm kiến thức về đạo Bụt không thể giải đáp cho bạn những thắc mắc thao thức của mình. Bạn nên học những điều mà có thể chuyển hóa được những khổ đau, những trạng thái bị dính mắc của mình. Thầy của bạn là người sẽ giúp chúng bạn tiếp xúc được với cuộc sống và tháo gỡ được những định kiến, quan niệm, hờn giận và tập khí mà chúng ta có. Mục đích của vị thầy là nâng đỡ cho học trò mình trên con đường chuyển hóa."Một câu hỏi hay sẽ làm lợi cho rất nhiều người. Chúng ta nên đưa ra một câu hỏi từ trái tim, một câu hỏi không cần quá dài, và phải thiết thực với hạnh phúc, khổ đau, sự chuyển hóa và sự thực tập của mình.
Có một thiền sư Trung Hoa rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ IX, Thiền sư Lâm Tế. Ngài được biết đến với những “thiền chiến” giữa thầy và trò. Một thiền sinh sẽ đứng lên đưa ra câu hỏi về “ông chủ” để trình kiến giải. Thiền sư Lâm Tế đã sử dụng lối biểu đạt “rời khỏi chiến trường”; Thỉnh thoảng, học trò thành công; lắm khi cũng thất bại. Khi người ta hỏi tôi những câu hỏi họ không cần "rời khỏi chiến trường". Trong cuộc chiến luôn có người thắng và kẻ thua.Thay vào đó, tôi cố gắng quán chiếu mỗi câu hỏi và người hỏi bằng tình thương như thể tôi đã tự hỏi cho mình vậy.
Điều này không có nghĩa những câu trả lời sẽ là những gì chúng ta muốn nghe. Cũng giống như chúng ta có khuynh hướng trốn chạy một mũi tiêm hay một liều thuốc, cho dù nó tốt cho mình; chúng ta có khuynh hướng tránh né những câu trả lời đụng chạm vào nỗi đau của cuộc đời mình.
Đôi khi, những câu trả lời của thiền sư giống như những đánh đố, nhằm cắt ngang dòng suy nghĩ của thiền sinh. Tư duy không phải là giác ngộ tỉnh thức; giác ngộ nhanh hơn cả ánh chớp. Còn lập luận là còn thất bại.
Tôi hy vọng trong những vấn đáp này, chúng ta có thể tìm thấy loại đặc trị mà chúng ta thực sự cần. Những lời dạy của Bụt được gọi là “viên âm”. Điều này có nghĩa là những lời dạy mang tính tròn đầy, khế hợp được với tất cả căn cơ. Viên âm cũng có nghĩa là một lời dạy mang đặc tính khế hợp với người nghe. Nó có thể liên quan thực sự với hoàn cảnh của chính mình. Vấn đáp là cơ hội để trau dồi khả năng lắng nghe bằng sự cởi mở, sự bao dung và sự tĩnh lặng. Chỉ khi lắng nghe được bằng cách này, chúng ta chắc chắn sẽ nhận được liều thuốc mà chúng ta cần.
(dịch từ Answers from the Heart: Practical Responses to Life's Burning Questions -Thich Nhat Hanh)
Theo: langmai.org
Không có nhận xét nào