Thượng tọa Bảo Nghiêm thuyết pháp với chủ đề "Gương sáng Người con gái họ Thích"
Ngày 7/12/2011 (tức ngày 13 tháng 11
năm Tân Mão) Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPG Việt
Nam, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng ban trị sự Thành hội Phật
giáo Hà Nội đã có buổi giảng pháp tại chùa Đình Quán (Từ Liêm – Hà Nội)
với chủ đề “Gương sáng Người con gái họ Thích” nhân lễ chung thất của
cố Ni sư Thích Đàm Nguyện - Nguyên ủy viên Ban hoằng pháp TW GHPGVN, Trụ
trì chùa Đình Quán - huyện Từ Liêm - HN.
Tại buổi giảng pháp, TT Thích Bảo Nghiêm đã nêu bật những
tấm gương sáng của người con gái họ Thích kể cả chúng xuất gia và chúng
tại gia đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp Hoằng truyền chính pháp
Như Lai, trên cung kính Tam Bảo, dưới hóa độ quần sinh và luôn dấn thân
vì đạo, vì đời. Thượng tọa đã nhấn mạnh tới tấm gương sáng của vị sư Tổ
Ni đầu tiên đó là Đức Kiều Đàm Di Mẫu (Tỳ Kheo Ni Ái Đạo) cũng như các
đệ tử nữ khi Đức Phật còn tại thế: Người con gái chăn
bò Sujata, Công chúa Gia Du Đà La, Liên Hoa Sắc Tỷ Kheo Ni, nhà nữ
doanh nghiệp Vishakha, Thắng Man phu nhân cùng các tấm gương của vị Bồ
Tát hiện nữ thân như Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm...
Đồng thời Thượng tọa cũng nêu những đóng góp của phụ nữ Phật giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo và truyền thống Việt Nam như: Cố Ni sư Diệu Nhân (Đời Trần), Cố Ni sư Diệu Tuệ, Ni viện Hương Hải (Đời Hậu Lê) và Ni giới cận đại Thủ đô Hà Nội: Cố Ni trưởng Đàm Thu (Chùa Hai Bà Trưng), Cố Ni trưởng Đàm Soạn (Chùa Đức Viên), Cố Ni trưởng Đàm Thụ (Chùa Kim Sơn), Cố Ni trưởng Đàm Đễ (Chùa Lủ Kim Giang)...
Đặc biệt nhất, về công tác từ thiện xã hội, Thượng tọa đã tán thán công đức của Ni trưởng Đàm Ánh (Chùa Phụng Thánh) và cuối thời pháp, Thượng tọa đã nêu bật công đức tu tập, đức tính kham năng nhẫn nhục, vượt qua bệnh tật để Hoằng truyền chính pháp, độ đệ tử của Cố Ni sư Thích Đàm Nguyện. Ni sư đã xứng đáng là người kế thừa truyền thống gia phong của Đức Tỳ Kheo Ni Ái Đạo. Từ đó rút ra bài học tinh thần từ bi bình đẳng trong giáo pháp Đức Phật, quả vị chứng đắc không có phân biệt giới tính, không có phân biệt đẳng cấp xã hội, ai tu người đó đều có thể giải thoát giác ngộ:
Đồng thời Thượng tọa cũng nêu những đóng góp của phụ nữ Phật giáo Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo và truyền thống Việt Nam như: Cố Ni sư Diệu Nhân (Đời Trần), Cố Ni sư Diệu Tuệ, Ni viện Hương Hải (Đời Hậu Lê) và Ni giới cận đại Thủ đô Hà Nội: Cố Ni trưởng Đàm Thu (Chùa Hai Bà Trưng), Cố Ni trưởng Đàm Soạn (Chùa Đức Viên), Cố Ni trưởng Đàm Thụ (Chùa Kim Sơn), Cố Ni trưởng Đàm Đễ (Chùa Lủ Kim Giang)...
Đặc biệt nhất, về công tác từ thiện xã hội, Thượng tọa đã tán thán công đức của Ni trưởng Đàm Ánh (Chùa Phụng Thánh) và cuối thời pháp, Thượng tọa đã nêu bật công đức tu tập, đức tính kham năng nhẫn nhục, vượt qua bệnh tật để Hoằng truyền chính pháp, độ đệ tử của Cố Ni sư Thích Đàm Nguyện. Ni sư đã xứng đáng là người kế thừa truyền thống gia phong của Đức Tỳ Kheo Ni Ái Đạo. Từ đó rút ra bài học tinh thần từ bi bình đẳng trong giáo pháp Đức Phật, quả vị chứng đắc không có phân biệt giới tính, không có phân biệt đẳng cấp xã hội, ai tu người đó đều có thể giải thoát giác ngộ:
Bình đẳng không phân ai quý tiện
Bác ái thương yêu cả mọi loài
Bác ái thương yêu cả mọi loài
Xin giới thiệu chùm ảnh tại buổi giảng
pháp:
Không có nhận xét nào