H.T Thích Bảo Nghiêm: Bản nguyện Lễ Ngũ bách danh
Nét đặc trưng của Lễ hội chùa Hương đó là Lễ Ngũ bách danh trong động Hương Tích. Dõi theo các phái đoàn chư Tăng và Phật tử thuận thành trẩy hội hàng năm. Xuân Nhâm Thìn-2012, có một người con Phật đã miệt mài 37 mùa xuân lễ Ngũ bách danh trong động Hương Tích, đó chính là thầy Thích Bảo Nghiêm- người có đôi lời chuyện trò về duyên chùa Hương.
Niềm tin vào Tam Bảo nói chung và niềm tin vào Bồ Tát Quán Thế Âm không phải mình tôi mà các bậc Tổ sư, các bậc tiền bối, chư tôn đức Tăng ni, Phật tử khắp nơi theo pháp truyền đều rất sùng tín đức Quán Thế Âm bởi những thiện đức của Ngài.
Thứ nhất, hạnh Thí vô úy: Chẳng phải ngẫu nhiên mà đức Quán Thế Âm, ngài được mệnh danh là Thí vô úy, nghĩa là luôn ban cho sự không sợ hãi, mang lại sự an bình, bớt đau khổ cho chúng sinh. Vậy mình luôn phải nghĩ tới hạnh tu của đức Bồ Tát, thực hành theo hạnh luôn lắng nghe và cảm thông với những khó khăn của mọi người. Hãy xem mình đã làm được những gì, và chưa làm được gì. Hãy lắng nghe những góp ý chân thành, việc tốt thì nên phát huy, việc chưa tốt thì cố gắng sửa đổi. Nếu biết lắng nghe, mình sẽ trở thành người tốt.
Thứ hai: Hạnh nguyện của ngài là luôn tầm thanh cứu khổ nên Ngài có hàng ngàn mắt, hàng ngàn tay. Hàng ngàn mắt có nghĩa là Tri ( biết), để thấu suốt. Hàng ngàn tay có nghĩa là Hành ( hành động, việc làm), để ban niềm vui và cứu khổ cho chúng sinh. Mình là người tu sĩ nên phải học hỏi và nguyện noi gương hạnh dấn thân của Ngài để mang lại an lạc cho mọi người.
Bản thân tôi, không bao giờ nề hà bất cứ chuyện gì. Tôi thường lấy 6 chữ mà Thầy tôi đã dạy: “Thành kính- Chân thật- Tận tâm”. Điều này có nghĩa là: Thành kính với tất cả các công việc và phụng sự ba ngôi báu, cũng như với quê hương đất nước và tổ tiên. Làm điều gì cũng cần nhất sự chân thật. Chân thật là điều không thể thiếu của con người chúng ta. Sự dấn thân phải có sự tận tâm không quản thời gian, tiền bạc, sức lực, phải tận tâm với công việc.
Vì vậy cho nên khi tôi nhận việc gì, dù khó mấy tôi cũng luôn phải quyết tâm làm được. Tôi cũng chiêm nghiệm rằng, do lời phát nguyện đó và thực hành nghiêm trì đó, nên hầu như tất cả các công việc tôi đều thành công. Bởi tôi có lòng thành kính với đức Tam Bảo nên đức Tam Bảo và các Tổ sư, hộ pháp long thiên gia hộ cho tôi. Tôi chân thật, nên tất cả mọi người cũng thương yêu tôi. Và tôi tận tâm nên mọi người cũng tin tôi.
Vì vậy cho nên khi tôi nhận việc gì, dù khó mấy tôi cũng luôn phải quyết tâm làm được. Tôi cũng chiêm nghiệm rằng, do lời phát nguyện đó và thực hành nghiêm trì đó, nên hầu như tất cả các công việc tôi đều thành công. Bởi tôi có lòng thành kính với đức Tam Bảo nên đức Tam Bảo và các Tổ sư, hộ pháp long thiên gia hộ cho tôi. Tôi chân thật, nên tất cả mọi người cũng thương yêu tôi. Và tôi tận tâm nên mọi người cũng tin tôi.
Với đức Quán Thế Âm, ở nơi nào cũng vậy, giống như trong đôi câu đối: “ Thiên giang hữu thủy, thiên giang nguyệt. Vạn lý vô vân vạn lý thiên.” ( Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt, Muôn dặm không mây muôn dặm trời)….Chỗ nào cũng có Bồ Tát Quan Âm chiếu rọi cho chúng ta, chỉ vì ta mê mà ta không thấy mà thôi. Bồ Tát Quán Thế Âm linh cảm ở với tất cả chúng ta khi đến với ngài. Chúng ta phải học hạnh nguyện của Ngài: Chân quán thanh tịnh quán, và chân quán, trí tuệ quán.
Ngoài ra, chùa Hương là một thánh tích, nơi mà niềm tin của tổ tiên chúng ta bao đời nay đã có. Nhân dân tin tưởng rằng, ở chùa Hương có ứng tích của Đức Quán Thế Âm.
Năm 1975, tức là sau ba năm tôi lên tu học ở chùa Quán Sứ, tôi gặp một bà cụ Phật tử tên là Nguyễn Thị Thành, pháp danh Khánh Tường, nhà số 64 Hàng Đào. Bà cụ có nói với tôi rằng: “Con già rồi, con là đệ tử Hòa thượng Đồng (sau này là đức Đệ Nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận, cụ ở chùa Đồng Đắc nên các Phật tử thường gọi là cụ chùa Đồng). Con thờ Hòa Thượng là thầy con, nhưng con cũng mong sư ông và những sư ông trẻ sau này độ cho chúng con!”
Bà cụ phát nguyện sẽ cúng dàng cho và chỉ mong được dẫn đi chùa Hương hàng năm và được theo lễ lậy Ngũ bách danh tại động Hương Tích. Đây chính là cái duyên đến với chùa Hương của tôi và duyên lễ Ngũ bách danh bắt đầu từ đấy.
Bà cụ phát nguyện sẽ cúng dàng cho và chỉ mong được dẫn đi chùa Hương hàng năm và được theo lễ lậy Ngũ bách danh tại động Hương Tích. Đây chính là cái duyên đến với chùa Hương của tôi và duyên lễ Ngũ bách danh bắt đầu từ đấy.
Hồi đó, đi chùa Hương rất vất vả. Có lần đi 3 ngày, lần đi 7 ngày. Đò vắng và thanh tịnh lắm. Đò nọ gọi đò kia bằng tiếng niệm Phật Quán Thế Âm. Năm nào tôi cũng đi. Sau này bà cụ yếu, bà vẫn đi và dừng lại ở Thiên Trù, còn tôi cùng đoàn Phật tử đi vào động.
Tôi đi chùa Hương, nhưng không tổ chức đi. Tôi nguyện không vướng vào việc này, mà tôi chỉ thông báo giờ giấc và mọi người cứ theo. Từ năm 1975 đến giờ, tôi vẫn giữ được bản nguyện là vào chùa Hương và lễ Ngũ bách danh.
Thật là linh ứng, bởi chúng tôi như được trợ duyên nên mọi việc rất thuận tiện. Chúng tôi lễ rất trang nghiêm, nên càng ngày càng cảm nhận sự linh ứng của Bồ Tát, và tâm nguyện như vậy nên Phật tử và nhân dân đi theo rất đông. Năm 2011 vừa rồi là gần 3 ngàn người, kín cả động Hương Tích.
Điều màu nhiệm là đầu năm vừa rồi, tôi bị mắc bệnh đau chân, leo lên cầu thang còn khó. Tôi đã rất lo không biết năm nay có lễ được Ngũ bách danh không. Tôi đã nguyện với Đức Phật Quan Âm rằng con bị bệnh, con xin chịu, nhưng con không từ bỏ bản nguyện lễ Ngũ bách danh. Không thể tin nổi, kỳ diệu thay, tôi đã lễ đủ đúng nghi thức mà không ai biết là tôi đang bị đau chân. Mọi người nói Bồ Tát Quán Thế Âm đã gia hộ cho thầy.
Đầu xuân, tôi xin cầu chúc cho các Tăng Ni Phật tử và những người quan tâm đến Phật giáo có một mùa xuân hành đạo, an lạc. Xin mọi người hãy dấn thân với đời, đem ánh sáng vào đạo, để xây dựng đất nước, dân tộc, cuộc sống. Thấm nhuần ơn Phật, bớt sự khổ đau. Cầu cho Thế giới được hòa bình, chúng sinh an lạc.
Nguồn trích:
Không có nhận xét nào