Ngôi chùa “điện tử” giữa đời thường
Hiện nay, mạng internet
là nơi chứa đựng nguồn tài liệu quan trọng, là phương tiện truyền thông có hiệu
quả rất lớn đối với các tôn giáo để truyền bá đạo pháp, trong đó Phật giáo cũng
không ngoại lệ.
Học pháp qua...online
Trước khi hệ thống Internet được phổ
biến khắp nơi như hiện nay thì các cơ sở Phật giáo gần như chỉ được cộng đồng
biết đến qua các kênh thông tin như báo chí, đài phát thanh hay thậm chí là qua
“truyền miệng”.
Website chùa Bằng là một trong những ngôi chùa điện tử chứa đựng lượng thông tin Phật pháp lớn. |
Nhưng bây giờ, các cơ sở Phật giáo được nhiều người biết đến
thông qua các trang mạng như website chùa, trang thông tin về Phật giáo, mạng
xã hội facebook,...Thông qua hệ thống internet mà nhiều chùa, tự viện đã trở
thành ngôi chùa “điện tử” quen thuộc đối với cư dân mạng.
“Một ngôi chùa điện tử, nơi ấy các vị thân hữu của chùa có
thể đến thăm viếng, nghe pháp thoại, tụng kinh, dự pháp đàm, ngồi thiền, tụng
giới, hát nhạc Phật và trao đổi kinh nghiệm tu học của mình. Mọi người được học
pháp qua online, ở bất cứ nơi đâu nếu như có internet. Điều này đã tạo nên một
ngôi chùa điện tử rất hữu ích, mặt khác giúp mọi người tiếp xúc được với nhiều
ngôn ngữ, nhiều nền văn hóa khác nhau”- Sư thầy Quán Như (Học viện Phật giáo Viên
Quang – Đài Loan) chia sẻ.
Hiện nay ở Việt Nam đã có khoảng hơn 100 trang thông tin về
Phật giáo có lượng truy cập thông tin khá nhiều, đó là chưa kể các webiste
riêng của các chùa, các tự viện. Điều này khiến hệ thống internet sẽ trở thành
công cụ to lớn để đưa Phật pháp đến với con người một cách tiện lợi và liên
tục.
Là “khách” quen thuộc của ngôi chùa điện tử, anh Võ Quang Huy
(Tp. Huế) tâm sự: “Những người không có điều kiện tới chùa thực tập nhưng vẫn
học pháp được nhờ internet. Qua đó, có thể xem đi xem lại nhiều lần, để nắm rõ
hơn, nghe kĩ hơn mà đôi khi nghe trực tiếp ở chùa thì không nắm rõ”
Cũng theo anh Huy thì với tình hình như ở Việt Nam hiện nay,
việc có ngôi chùa điện tử là rất hữu ích đối với Phật tử. Có nhiều người họ
muốn chia sẻ nhưng nhiều lúc họ ngại, ngôi chùa điện tử sẽ là một nơi tốt để họ
có thể giãi bày những cảm xúc của mình.
Tu sĩ trở thành người Thầy
“trực tuyến”
Ngoài các
trang thông tin hay những diễn đàn chứa đựng nội dung về Phật giáo ra thì hiện
nay có hai trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới với hàng triệu tài khoản là
facebook và Yahoo.
Đây là hai
công cụ phổ biến ngày nay được sử dụng trong việc truyền bá Phật pháp của các
tu sĩ trên thế giới, kể cả ở Việt Nam.
Bằng những
truyện ngắn về Phật giáo, những bài pháp thoại hay pháp âm hoặc câu status là
những câu kinh, kệ...trên mạng xã hội đã thu hút được rất nhiều cư dân mạng,
nhất là các bạn trẻ.
Từ đó, các
tu sĩ đã chia sẻ thông tin để có thể tiếp cận và hiểu hơn về suy nghĩ của giới
trẻ. Phần lớn trong số họ đang đầy lo âu và bất định về tương lai, đang muốn
tìm lại chính mình.
Những câu status là những lời dạy của các đức Phật, của các bậc cao Tăng hoặc câu kệ như này đang phổ biến trên facebook và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người |
“Qua con mắt
chọn lọc thông tin chính xác của tu sĩ – những người thiện trí thức sẽ lựa chọn
những điều hay lẽ phải gieo vào mảnh đất này (trang mạng – PV) thì cộng đồng
mạng sẽ tiếp nhận nhanh hơn vì đa số họ ít có thời gian đi chùa. Họ cần biết
những điều hay lẽ phải của đức Phật, huân
tập cho họ gieo hạt giống hay thì họ sẽ cảm thấy có một luồng không khí mới tốt
hơn” - Thầy Quán Như cho hay.
Đặc biệt,
qua các kênh trên internet mà nhiều tu sĩ đã thành lập được những đạo tràng tu tập
online, cùng nhau trao đổi Phật pháp nhiệm màu để ngày càng tinh tấn hơn trên
con đường tu học.
Bạn Chánh
Đức Nhẫn (SV Đại học Kiến trúc – Hà Nội) chia sẻ: “Ở trên facebook, mình có
tham gia một nhóm theo đạo Phật. Do không có điều kiện sinh hoạt trực tiếp nên
nhóm thường xuyên trao đổi kiến thức Phật pháp qua internet dưới sự hướng dẫn
“online” của các Sư thầy”
“Thông qua
những chia sẻ của các quý Thầy, nhóm đã cảm nhận được những điều rất thực tế và
hữu ích, làm thay đổi tư duy và cách sống của nhiều người, giúp họ giảm đi sự
áp lực và tập trung công việc hơn” – Đức Nhẫn chia sẻ thêm.
Bùi Hiền
Không có nhận xét nào