Nặng lòng khi rời chùa về nhà
Một
cá nhân khi đã xác định được lí tưởng xuất gia tu hành, đều luôn mong
muốn thực hiện và đi trọn con đường đã chọn. Tuy nhiên trước một số trở
ngại khách quan và chủ quan, những người này đành trở lại đời thường
tiếp tục cuộc sống với muôn vàn khó khăn, trắc trở.
|
||
Đối diện cuộc sống thế gian
Đối với người có tâm nguyện vào chùa
tu tập thường bắt nguồn từ lý tưởng xuất gia. Tuy nhiên ngoài yếu tố đó,
người muốn đi tu còn chịu sự tác động của môi trường sống, tuổi tác,
bạn đồng tu, thầy hướng dẫn, sự thích nghi và ủng hộ của gia đình…
Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến
chí nguyện cũng như quyết tâm tiến tu của người vào chùa tu tập. Vì
vậy, khi gặp những trở ngại khách quan và chủ quan, người xuất gia phải
rời chùa ra ngoài đời tiếp tục cuộc sống bình thường là điều không có gì
là khó hiểu.
Tuy nhiên với người hiểu đạo, việc ở
trong chùa hay ngoài đời không có gì đáng nói. Nhưng trong cuộc sống
hiện nay, không ít Phật tử chê trách những người cởi áo tu hành và có
thái độ dè bỉu, khinh chê họ. Một số bậc làm cha làm mẹ, bạn bè, người
thân của những người đã từng xuất gia cũng có cái nhìn chưa thiện cảm
đối với người rời chùa về nhà.
Họ cho rằng người đã đi tu mà còn về
đời là vì hèn nhát, không dám vượt qua những trở ngại của tham lam, ái
dục… thì không đáng được kính trọng.
|
||
Anh Thiện Minh, quận Bình Thạnh tâm
sự: "Mình đã từng rất thích đi tu và còn tìm cách trốn nhà đi cho bằng
được. Tuy nhiên, sau khi vào chùa, mình thấy không khí gia đình luôn u
ám, em út không học hành, cha mẹ bỏ bê công việc
Lòng mình lúc đó luôn cảm thấy bất an
và buồn chán. Vì thế mình quyết định xin thầy về nhà lo việc gia đình
Tuy nhiên có những phật tử tìm đến khuyên đã đi tu nếu muốn về nhà thì
phải ăn một bát phân hãy ra.Mình hiểu mọi người chỉ muốn nhắc mình việc
đi tu đã khó mà bỏ tu là điều không nên. Tuy nhiên mình nghĩ nếu ở chùa
mà cha mẹ đau buồn thì có tu được hay không?”
Ngoài những khó khăn về mặt định kiến
không hay trong xã hội, người đi tu rời chùa còn gặp những vướng mắc về
cơm áo, gạo tiền, việc làm, sự đổi thay của cuộc sống...
Áp dụng giáo lý để vượt qua
Anh Thanh Sơn, Giám đốc công ty Tuyết
Sơn chia sẻ: "Vì đi tu từ nhỏ, cả ngày mình chỉ được học giáo lý, đạo
đức và kinh điển nên khi không còn ở chùa thì có rất nhiều sự xáo trộn.
Nói đơn giản là ngay việc sử dụng đồng tiền như thế nào cũng là cả vấn
đề với bản thân khi đó”.
Vượt qua những trở ngại đó, anh bắt
tay vào những công việc không công để học hỏi kinh nghiệm. Trong vòng ba
năm đổ bao mồ hôi nước mắt, từ số vốn hơn 40 triệu đồng, anh đã gầy
dựng được một công ty hoạt động tốt như hiện nay.
Đạt được như vậy anh Sơn cho rằng:
"Tôi luôn lấy lý thuyết trung đạo của Đạo Phật đã cân bằng giữa công
việc kinh doanh và đời sống cá nhân. Từ đó cảm thấy được cái gì cần làm
và nên làm để đạt tới thành công”
Nói về người xuất gia khi rời khỏi nhà
chùa, Thầy Minh Đạt tu tập tại Tịnh xá Trung Tâm (quận Bình Thạnh) chia
sẻ: “Trong nhà Phật đào tạo một con người lấy đạo đức làm đầu, luôn gắn
cuộc sống bản thân với sự sẻ chia cùng mọi người chung quanh. Vì thế dù
có ở trong chùa hay ngoài đời những người này vẫn luôn áp dụng điều này
như đã ngấm vào máu và thịt.
Với người đã từng xuất gia đúng là khi
ra đời gặp khá nhiều khó khăn và khả năng kiếm tiềm sẽ chậm hơn người
bình thường vì lâu nay họ chỉ sống trong môi trường tu tập về đạo đức,
không có đua tranh.
Tuy nhiên với những giáo lý giúp
người, sống luôn vị tha… làm tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Vậy tại sao lại
phê phán và lên án những người này. Chỉ có những người nếu ra khỏi chùa
mà suốt ngày ăn nhậu, hút chích, chửi nhau... tệ hơn những người ngoài
xã hội thì mới đáng lên án.
Ngay tại Thái Lan, Lào, Căm pu chia...
một người muốn được công nhận là trưởng thành cần phải vào chùa tu. Một
bà mẹ ở Thái Lan, khi có một thanh niên qua hỏi cưới con gái câu hỏi
đầu tiên là “Anh đã vào chùa tu chưa?”. Vì tại đất nước này mọi người
dân đều quan niệm vào chùa tu là để trả hiếu cho cha mẹ và học đạo đức
làm người
Chính vì thế có những người chỉ xuất
gia 1 ngày hoặc có thể 3 năm... sau đó về đời để tiếp tục cuộc sống bình
thường. Tuy nhiên họ phải vào chùa tu hành thì mới được công nhận là
người đạo đức, có ích cho xã hội..
Như Hà – Hoài Lương
Không có nhận xét nào