Nghĩ về "ăn chay, nói mặn"
(PGVN)Ái ngữ là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có
tình. Còn lắng nghe là khả năng lắng nghe sâu sắc để có thể hiểu được
gốc nguồn từ những điều người kia nói ra.
Tôi nhớ trong nhiều lần đi công tác, tôi phải tiếp xúc nhiều đệ tử (xuất
gia và tại gia - PV) của đức Phật mà đệ tử của Ngài có nhiều nhóm người
khác nhau.
Trong đó có nhóm người mà người viết tạm gọi là "ăn chay, nói mặn". Vì sao lại vậy? Bởi nhóm người đó, tự nhận mình là đệ tử của đức Phật, là ăn chay theo kỳ, ăn chay trường, sống thanh tịnh, hiền hòa nhưng trong hoàn cảnh nào đó, đôi lúc họ nói năng lại không có ái ngữ, cách hành xử không từ ái. Họ thường tỏ thái độ nổi sân, nổi hận, hoặc ăn nói xảo ngôn, hành động không khiêm nhường...khiến cho người tiếp nhận hoặc người ở bên cạnh phải tổn thương, hoặc ngao ngán trước cách hành xử như thế.
Trong đó có nhóm người mà người viết tạm gọi là "ăn chay, nói mặn". Vì sao lại vậy? Bởi nhóm người đó, tự nhận mình là đệ tử của đức Phật, là ăn chay theo kỳ, ăn chay trường, sống thanh tịnh, hiền hòa nhưng trong hoàn cảnh nào đó, đôi lúc họ nói năng lại không có ái ngữ, cách hành xử không từ ái. Họ thường tỏ thái độ nổi sân, nổi hận, hoặc ăn nói xảo ngôn, hành động không khiêm nhường...khiến cho người tiếp nhận hoặc người ở bên cạnh phải tổn thương, hoặc ngao ngán trước cách hành xử như thế.
Ảnh minh họa |
Hay trong các phật sự, thường những người tác nghiệp báo chí cũng vậy, trong lúc tác nghiệp không thể đứng yên một chỗ để chụp ảnh, quay phim. Nhưng khi di chuyển đi lại, nhiều phật tử không hài lòng nên đã buông ra những lời "nói mặn" khó nghe.
Hoặc trên các trang mạng cũng vậy, nhiều khi tác giả bài viết lại có những lời lẽ "mạt sát' nhau, lỗi lầm của một cá nhân nhưng viết quy chụp biến thành lỗi của tập thể, điều này khiến cho người đọc cảm thấy không được nuôi dưỡng, mà ngược lại.
Vậy chẳng khác nào là "ăn chay, nói mặn" sao?!
Như chúng ta biết, theo đạo Phật ái ngữ là lời nói đáng yêu quý, là
những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Lời nói nhu hòa có tính
chất xây dựng, nó giúp ta dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với
những người xung quanh, góp phần tạo dựng nền tảng cho sự thành công
trong cuộc sống.
Trong môi trường sinh hoạt cộng đồng Phật giáo, người ta thường áp dụng
pháp môn "Ái ngữ và lắng nghe” để hành xử với nhau và giao tiếp với
nhau.
Chính vì vậy mà tránh được phiền não, sân si. Khi cần phải nói với nhau chúng ta cần phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, với tâm niệm rằng: Khi trong tâm mình đang có sự bực bội thì không nên thốt ra một lời nào. Bởi vì khi giận, ta thường khó kiểm soát được lời nói của mình cho nên khó thốt ra bằng ái ngữ được.
Do vậy ta chỉ nên nói khi nào cảm thấy trong tâm thực sự bình an.
Chính vì vậy mà tránh được phiền não, sân si. Khi cần phải nói với nhau chúng ta cần phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, với tâm niệm rằng: Khi trong tâm mình đang có sự bực bội thì không nên thốt ra một lời nào. Bởi vì khi giận, ta thường khó kiểm soát được lời nói của mình cho nên khó thốt ra bằng ái ngữ được.
Do vậy ta chỉ nên nói khi nào cảm thấy trong tâm thực sự bình an.
Còn trong cuộc sống hàng ngày, ai chẳng mắc phải lầm lỗi. Nếu người phạm
lỗi, nhận được sự bao dung, cảm thông từ những người xung quanh thì khả
năng tiếp nhận và chuyển hoá trong họ diễn ra rất nhanh.
Hiểu được như vậy chúng ta không còn trách móc, buộc tội hay đay nghiến. Bởi vì hành xử như vậy chẳng những không mang lại lợi ích gì cho mình và cho người phạm lỗi mà còn tạo thêm nhiều oán giận, khổ đau và chia ly.
Chỉ có lời nói bao dung, nhân ái mới chuyển hoá được lỗi lầm của người khác, mang lại không khí hoà thuận giữa ta với những người xung quanh. Chứ đừng nên "giận quá mất khôn"
Hiểu được như vậy chúng ta không còn trách móc, buộc tội hay đay nghiến. Bởi vì hành xử như vậy chẳng những không mang lại lợi ích gì cho mình và cho người phạm lỗi mà còn tạo thêm nhiều oán giận, khổ đau và chia ly.
Chỉ có lời nói bao dung, nhân ái mới chuyển hoá được lỗi lầm của người khác, mang lại không khí hoà thuận giữa ta với những người xung quanh. Chứ đừng nên "giận quá mất khôn"
Vì vậy, mỗi người đệ tử của đức Phật, chúng ta nên thực tập pháp môn "Ái
ngữ và lắng nghe", bởi đây là chìa khóa của sự an lạc. Còn nếu không,
khi gặp chuyện gì, chúng ta lại nổi sân, nói năng thiếu dễ thương hoặc
xảo ngôn, thì chẳng khác nào là người "ăn chay, nói mặn" mà thôi.
Từ Hậu
Không có nhận xét nào