Người vừa chết cho ngay xuống phòng lạnh là "cực hình"?
Theo Phật giáo, khi người bệnh
vừa mới chấm dứt hơi thở, nhịp tim vừa ngưng đập, nhưng hơi ấm xác thân
vẫn còn, lúc này vẫn chưa tính là chết. Bởi thời điểm này, mọi sự cảm
thọ của họ vẫn đồng như người đang còn sống, chỉ có điều họ không thể
nói năng được mà thôi.
-
Xã hội và đạo đức nhân quả
-
Không tin vào nhân quả thì xã hội sẽ vô cùng tối tăm
-
"Thuyết nhân quả” trong vụ án oan tại Bắc Giang?
Ngày 17/11/2013, trên báo điện tử An ninh Thủ đô có đăng bài viết Chuyện thật 100%: Người chết bỗng dưng ngồi dậy trong phòng lạnh nhà xác. Trong đó có đoạn:
" Nạn nhân Nguyễn Văn H (Đống Đa, Hà Nội), 57 tuổi, được đưa xuống nhà
xác vào lúc 22h tối với kết luận bị nhồi máu cơ tim mãn tính, trong lúc
điều trị, ông bất ngờ lên cơn đau tim. Dù được các bác sĩ tận tình hồi
sức cấp cứu trong 30 phút liên tục với việc hỗ trợ bằng bóp bóng, đặt
nội khí quản.
Thậm chí các bác sĩ còn dùng dòng điện 300 KV kích vào lồng ngực tới 3 lần với mong muốn trái tim của ông H hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ông H đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Các bác sĩ kết luận ông H đã qua đời, không có khả năng tỉnh lại và chuyển thi thể xuống phòng lạnh chờ làm thủ tục an táng”.
Thậm chí các bác sĩ còn dùng dòng điện 300 KV kích vào lồng ngực tới 3 lần với mong muốn trái tim của ông H hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ông H đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Các bác sĩ kết luận ông H đã qua đời, không có khả năng tỉnh lại và chuyển thi thể xuống phòng lạnh chờ làm thủ tục an táng”.
Tuy nhiên, cũng theo bài báo trên: "Thi
thể người đàn ông xấu số được đưa xuống “nhà lạnh” cùng những dòng nước
mắt tiếc thương của người thân để chờ làm lễ mai táng. Thế nhưng sau 10
tiếng nằm trong phòng lạnh, một sự việc hy hữu và kỳ lạ đã diễn ra, mà
nếu ai tận mắt chứng kiến chắc chắn sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc,
từ ngạc nhiên, sợ hãi cho đến ngập tràn hy vọng"
Sau khi đọc xong bài báo đó, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: "Người vừa chết cho ngay xuống phòng lạnh, chờ an táng có thật là chết hẳn?".
Mặc dù tôi chưa từng đến các phòng
lạnh, chưa từng biết thủ tục ướp xác ở đó như thế nào. Tuy nhiên, thông
qua các tài liệu nghiên cứu của các bác sĩ Âu Mỹ như Giáo sư Bác sĩ H.H.
Price; bác sĩ Raymond A. Moody; Giáo sư - bác sĩ Wilfred Abse, Tiến sĩ
Laubscher, Bác sĩ E.W.Oaten... cũng như các tài liệu kinh sách viết về
sự Chết của Tử thi Ai Cập, tử thi Tây Tạng thì tôi được biết: Lúc con
người đi dần vào cõi chết thì họ ở vào trạng thái hôn mê.
Khi đó mọi người đều thấy thi thể của người này bất động, tim ngừng đập, phổi ngừng làm việc, không hô hấp tức là đã ngưng thở. Thông thường vào giai đoạn đó, chúng ta cho rằng người ấy đã chết không còn biết gì nữa cả.
Khi đó mọi người đều thấy thi thể của người này bất động, tim ngừng đập, phổi ngừng làm việc, không hô hấp tức là đã ngưng thở. Thông thường vào giai đoạn đó, chúng ta cho rằng người ấy đã chết không còn biết gì nữa cả.
Tuy nhiên trên thực tế không phải như
vậy. Những người vừa mới qua đời tuy rằng họ bất động nhưng thực sự là
họ vẫn còn nghe, biết những gì xảy ra chung quanh họ. Vì thế nên người
thân cần phải thận trọng trong lời nói cũng như hành động ngay trong lúc
ở gần bên người hấp hối hay mới chết. Chúng ta nên hiểu rằng, người mới
mất vẫn nghe biết và đi vào thế giới bên kia với một tâm thức đau xót
khốn khổ như thế nào.
Mặt khác, theo các nhà khoa học, một
số trường hợp người chết sống lại là do sự chẩn đoán sai của bác sĩ.
Theo quan điểm này, một số bác sĩ đã quá cẩu thả trong việc khám nghiệm
và vội vàng kết luận nạn nhân đã chết. Hay một dạng "chết giả" thường
khiến các bác sĩ phạm sai lầm khi chẩn đoán là “chết băng”. Những bệnh
nhân kiểu này thường có nhiệt đột cơ thể thấp, do dùng các loại thuốc
như an thần hay giãn cơ, hoặc với những người bị rối loạn y tế làm thay
đổi hóa chất trong máu.
Hoặc có nhiều hiện tượng người chết
sống lại là do nạn nhân chỉ mới “chết lâm sàng”. Đó là hiện tượng tim
bệnh nhân đã ngừng đập, não không có tín hiệu hoạt động, song không có
nghĩa là người đó đã chết, mà đó chính là một trạng thái thứ 3 của con
người ngoài trạng thái sống và chết. Ở trạng thái chết lâm sàng này, các
tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống.
Còn theo quan điểm của Phật giáo thì sao?
Theo Phật giáo, khi người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở, nhịp tim vừa ngưng đập, nhưng hơi ấm xác thân vẫn còn, lúc này vẫn chưa tính là chết. Bởi thời điểm này, mọi sự cảm thọ của họ vẫn đồng như người đang còn sống, chỉ có điều họ không thể nói năng được mà thôi.
Theo Phật giáo, khi người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở, nhịp tim vừa ngưng đập, nhưng hơi ấm xác thân vẫn còn, lúc này vẫn chưa tính là chết. Bởi thời điểm này, mọi sự cảm thọ của họ vẫn đồng như người đang còn sống, chỉ có điều họ không thể nói năng được mà thôi.
Mặt khác, khi hơi thở dứt và tim ngừng
đập, nó chỉ rõ rằng phần thô của thần thức đã tan mất. Tuy nhiên có
nhiều trường hợp, phần tinh tế của tâm thức còn lưu lại trong xác thân
người ấy hàng tuần lễ, thậm chí có lúc cả tháng. Đó là các trường hợp cá
biệt, thông thường thần thức sẽ thoát ra trong vòng khoảng 8 đến 9h đầu
tiên sau khi cái chết sinh học và vật lý.
Như vậy, sẽ có nhiều trường hợp người chết chưa chết hẳn mà họ chỉ (tạm gọi) chết lâm sàng mà thôi, thứ nữa thần thức của họ vẫn còn.
Do đó, nếu như người vừa mới chết mà bệnh viện đã vội vàng đưa ngay vào
phòng lạnh chờ an táng thì rất có thể dẫn đến hành động "giết người vô
tội" hoặc vô tình sát hại người (tạm gọi chung là sát sinh), vi phạm đạo
đức cũng như lương tâm của người làm y.
Do vậy, phải chăng sau khi có bệnh nhân chết, bệnh viện nên xây dựng thêm phòng chờ - ở cạnh phòng lạnh của nhà xác; sau khoảng 9h đồng hồ hay chuyển vào phòng lạnh, để thân xác không phải chịu những cực hình của cái "thọ cảm" đau đớn khi cái chết thân xác đang diễn ra. Đó là theo quan niệm của nhà Phật, ngoài ra còn phòng trường hợp chết lâm sàng, người đó còn có những cơ may sống sót dù xác suất xảy ra rất ít.
Khi các bệnh viện thực hiện được như vậy thì đó là một cách thể hiện tình thương với người đã mất; trong thời gian để tại phòng chờ - con cháu hãy tập trung hộ niệm theo nghi thức Phật giáo, nếu chúng ta đủ duyên và đủ niềm tin về điều này.
Do vậy, phải chăng sau khi có bệnh nhân chết, bệnh viện nên xây dựng thêm phòng chờ - ở cạnh phòng lạnh của nhà xác; sau khoảng 9h đồng hồ hay chuyển vào phòng lạnh, để thân xác không phải chịu những cực hình của cái "thọ cảm" đau đớn khi cái chết thân xác đang diễn ra. Đó là theo quan niệm của nhà Phật, ngoài ra còn phòng trường hợp chết lâm sàng, người đó còn có những cơ may sống sót dù xác suất xảy ra rất ít.
Khi các bệnh viện thực hiện được như vậy thì đó là một cách thể hiện tình thương với người đã mất; trong thời gian để tại phòng chờ - con cháu hãy tập trung hộ niệm theo nghi thức Phật giáo, nếu chúng ta đủ duyên và đủ niềm tin về điều này.
Từ Hậu
Không có nhận xét nào